A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024)

 

Hội nghị Giơnevơ (Thụy Sỹ) năm 1954 bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương (Ảnh tư liệu)

Nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng và xã hội giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức sâu sắc về đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao, góp phần mở ra cục diện mới cho cách mạng Việt Nam; qua đó củng cố niềm tin, kế thừa, phát huy cao độ những bài học kinh nghiệm từ việc đàm phán, ký Hiệp định Giơnevơ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Krông Nô vừa ban hành Hướng dẫn Tuyên truyền Kỷ niệm 60 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Giơnevơ (Ảnh tư liệu)

Thông qua tuyên truyền để tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp lớn lao của các tầng lớp Nhân dân đã làm nên thắng lợi vẻ vang của nền ngoại giao nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung; củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân, bạn bè quốc tế đối với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Với chủ đề tuyên truyền: “Hiệp định Giơnevơ 1954 - Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ”. Nội dung tuyên truyền như sau:

- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ; khẳng định thắng lợi của đường lối đối ngoại nhất quán nguyên tắc độc lập, tự chủ vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Bối cảnh quốc tế và trong nước dẫn tới Hội nghị Giơnevơ 1954; quá trình chuẩn bị của Việt Nam; vai trò của các bên tham gia, thành phần tham dự.

- Diễn biến và kết quả Hội nghị Giơnevơ, nội dung cơ bản của Hiệp định; nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của Hiệp định này đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và đối với các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; khẳng định Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã đi vào lịch sử, cùng với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Hiệp định Paris 1973 đã trở thành 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta; Hiệp định là một thắng lợi ngoại giao quan trọng trong cuộc đám phán quốc tế đa phương đầu tiên mà Việt Nam tham gia; tạo nên một cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh sau này, đặc biệt là trong cuộc đàm phán với Mỹ tại Hội nghị Paris về Việt Nam.

- Những bài học kinh nghiệm từ việc đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và sự vận dụng các bài học kinh nghiệm đó trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

- Tôn vinh và tri ân công lao, đóng góp to lớn của các tầng lớp Nhân dân đối với nền ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là các thành viên trong Đoàn đại biểu và những cán bộ, chiến sĩ đã phục vụ cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ.

- Chú trọng tuyên truyền sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam và trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Chủ trương, đường lối đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao Nhân dân của Việt Nam: độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dân tộc; phát huy nội lực, khai thác và tranh thủ ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu to lớn của ngoại giao Việt Nam 70 năm qua, nhất là trong gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; gắn với tuyên truyền nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

- Đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận kết quả, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam và đường lối đối ngoại của nước ta hiện nay

Theo đó, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đề nghị tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp: Tuyên truyền trên báo chí, mạng xã hội, trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; thông qua các ấn phẩm tuyên truyền, tài liệu sinh hoạt chi bộ, thông tin cơ sở; hội nghị sinh hoạt định kỳ của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương./.


Tập tin đính kèm
Tác giả: Trần Thanh Tuyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 704
Năm 2024 : 657.535
Website huyện