A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường quản lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng trên địa bàn huyện

Trong thời gian qua, mặc dù UBND huyện Krông Nô đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tăng cường công tác quản lý hoạt động đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng, tuy nhiên qua theo dõi và nắm bắt tình hình vẫn còn tình trạng lợi dụng hoạt động cải tạo đất để khai thác khoáng sản đất, đá trái phép; lấn, chiếm đất sông suối; gây cản trở việc sử dụng đất của hộ liền kề; ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường… chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, kiểm tra, giám sát, để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm như các xã: Nam Đà, Đắk Drô, Quảng phú… Nhằm chấn chỉnh tình trạng nêu trên, ngày 02/3/2022, UBND huyện Krông Nô đã ban hành Công văn số 330/UBND-TNMT về việc tăng cường quản lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác đào gắp, san gạt cải tạo mặt bằng trên địa bàn huyện. Theo đó, UBND huyện có ý kiến chỉ đạo cụ thể:

* Giao UBND các xã, thị trấn Đắk Mâm:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, các quy định có liên quan đến từng thôn, bon, buôn, TDP và yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân không tham gia khai thác, mua, bán, vận chuyển đất san lấp trái phép; không được tự ý cải tạo, đào đắp, san gạt đất khi chưa thông báo và được phép của chính quyền địa phương.

- Chỉ cho phép thực hiện hoạt động đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng khi đảm bảo các quy định, cụ thể:

+ Việc cải tạo mặt bằng chỉ được thực hiện trong khuôn viên thửa đất nhằm đạt được cao độ phù hợp cho xây dựng nhà ở, cho canh tác (đất nông nghiệp), sản xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nhưng đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích.

+ Khu vực đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và không thuộc khu vực quy hoạch khoáng sản, khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy định tại Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010.

+ Hoạt động đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất; không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực; không làm tổn hại đến cơ sở hạ tầng, di tích văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng; không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề.

+ Người sử dụng đất khi thực hiện đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và phải thông báo cho chính quyền địa phương biết để quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật.

+ Đất dôi dư khi người sử dụng đất sử dụng đất thực hiện đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng phải được quản lý như chất thải thông thường, có thể tái sử dụng và phải được đổ thải vào bãi thải hoặc vị trí được chính quyền địa phương chấp thuận, tuyệt đối không lợi dụng để hoạt động khai thác, kinh doanh đất san lấp trái phép.

UBND xã, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ địa chính xã, thị trấn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng trên địa bàn quản lý đảm bảo theo đúng các quy định pháp luật.

- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý các vi phạm trong hoạt động đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng không đúng quy định tại địa phương. Trường hợp để xảy ra tình trạng lợi dụng việc đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng để khai thác khoáng sản trái phép mà không kiểm tra, xử lý kịp thời, gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, an ninh trật tự và đời sống của người dân thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi diễn ra hoạt động trên phải chịu trách nhiệm theo quy định.    

- Riêng đối với UBND các xã: Nam Đà, Đắk Drô: Qua ghi nhận khu vực Dốc dài, khu vực trung tâm y tế thuộc xã Nam Đà; khu vực từ ngã ba Bà Giới hướng về xã Buôn Chóah thuộc địa phận xã Đắk Drô có tình trạng khai thác đất, san lấp mặt bằng diễn ra. Yêu cầu 02 xã khẩn trương tổ chức kiểm tra các trường hợp khai thác đất, san lấp mặt bằng tại khu vực trên...

* Giao Công an huyện

- Tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong quá trình đào đắp, cải tạo mặt bằng nói riêng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp, phương tiện vận chuyển khoáng sản không có hóa đơn, chứng từ, gây ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp với các cơ quan và chính quyền địa phương trong việc truy quét, giải tỏa và ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện.

* Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường

-Chủ động phối hợp, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các nội dung nêu trên, tổng hợp tham mưu đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết đối với các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện tổ chức kiểm tra đột xuất các khu vực có hoạt động cải tạo, san lấp; trên cơ sở đó đánh giá trách nhiệm của các xã trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các hoạt động nêu trên. Trường hợp các xã không thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, để tình trạng trên kéo dài mà không xử lý thì tổng hợp báo cáo UBND huyện để có hướng xử lý theo quy định.

*Giao Thanh tra huyện: Theo dõi việc thực hiện của UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý hoạt động đào đắp, san gạt cải tạo mặt bằng, nếu trình trạng trên vẫn còn tiếp diễn...


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 990
Năm 2024 : 655.998
Website huyện