* Cơ cấu, tổ chức:

 




- Đ/c Nguyễn Tấn Bi - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy;
- Trình độ LLCT: Cao cấp.
- Đại biểu HĐND tỉnh Đắk Nông khóa III. NK 2016-2021, khóa IV NK.2021-2026; Đại biểu HĐND huyện Krông Nô khóa VII, Nhiệm kỳ 2021-2026.



- Đ/c Nguyễn Văn Quốc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện;
- Trình độ LLCT: Cao cấp.
- Đại biểu HĐND huyện Krông Nô khóa VII, Nhiệm kỳ 2021-2026.

 



- Đ/c Ngô Xuân Hà - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện;
- Trình độ LLCT: Cao cấp.

 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Huyện ủy

 

  1. Giúp Ban Thường vụ chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc, chương trình làm việc toàn khóa của Huyện ủy; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm của Ban Thường vụ và chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm; quyết định triệu tập hội nghị Ban Thường vụ; chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị các nội dung (báo cáo, đề án, phương án, dự thảo nghị quyết, kết luận...) trình hội nghị Ban Thường vụ quyết định.
  2. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tố quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy và cấp trên.
  3. Chỉ đạo giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ, những vấn đề đột xuất nảy sinh giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ Huyện ủy.
  4. Thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy giải quyết công việc theo sự chỉ đạo của cấp trên, theo Quy chế làm việc cúa Huyện ủy và những việc được Ban Thường vụ ủy quyền. Trong phạm vi được ủy quyền, các ý kiến chỉ đạo của Thưòng trực Huyện ủy có hiệu lực thực hiện như quyết định của Ban Thường vụ.

Khi giải quyết những công việc được Ban Thường vụ ủy quyền, Thường trực Huyện ủy phải thảo luận tập thể và quyết định trên cơ sở thống nhất của các thành viên. Trường hợp đã thảo luận kỹ mà vẫn chưa có sự nhất trí thì khi báo cáo Ban Thường vụ cần trình bày rõ các ý kiến khác nhau để Ban Thường vụ xem xét, quyết định.

  1. Những công việc được Ban Thường vụ Huyện ủy ủy quyền.

a) về công tác cán bộ:

  • Chỉ đạo triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định về cán bộ và công tác cán bộ đã được Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy thông qua.
  • Quyết định bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ và thực hiện chính sách theo quy định đối với các chức danh: ủy viên thưòng trực, ủy viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện; ủy viên Ban thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện (gồm: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chỉ Minh, Lỉên đoàn Lao động, Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến bỉnh)\ cấp trưởng, cấp phó các hội đặc thù, các tổ chức, xã hội - nghề nghiệp cấp huyện; ủy viên ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy trực thuộc; ủy viên Ban Chấp hành các đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện ủy; Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội, Trưởng Công an, xã đội trưởng các xã, thị trấn (không phải là ủy viên Ban Thường vụ cấp xã, thị trấn)\ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường học thuộc huyện; chuyên viên chính.
  • Cho chủ trương để thực hiện quy trình công tác cán bộ để trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ quản lý theo quy định.
  • Quản lý biên chế khối Đảng, MTTQ, đoàn thể huyện; quyết định về việc bố trí, điều động, thuyên chuyển công chức, viên chức thuộc khối Đảng, MTTQ, đoàn thể huyện {khôngphải là cản bộ thuộc diện ban thường vụ Huyện ủy quản lý).
  • Quyết định nâng lương thường xuyên hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền nâng lương trước thời hạn, nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện theo quy định.
  • Chỉ đạo thẩm tra những cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ quản lý và đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức khi có vấn đề phải xem xét về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và một số vấn đề quan trọng khác liên quan đến cán bộ {bằng cấp, học hàm, học vị, độ tuổi...), để đưa ra Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, kết luận. Xem xét kết luận lại về lịch sử chính trị đối với cán bộ, đảng viên mà Ban Thường vụ đã kết luận nhưng không phát sinh thêm các vấn đề lịch sử chính trị khác và chính trị hiện nay theo ủy quyền của Ban Thường vụ.
  • Tham gia ý kiến với Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh về đánh giá, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị ngành dọc đang công tác và sinh hoạt tại địa phương {trừ các chức danh: Chỉ huy trưởng BCH Quân Sự huyện, Trưởng Công an huyện, Chính trị viên BCH Quân Sự huyện).
  • Cho ý kiến về đề nghị xét tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
  • Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và chính sách cán bộ; tổ chức tang lễ đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện úy quản lý theo quy định.

b) về công tác nội chính, an ninh, quốc phòng, đối ngoại:

  • Cho ý kiến về Chương trình công tác hàng năm và đánh giá công tác năm của cơ quan nội chính; chủ trương xử lý các vấn đề đột xuất liên quan đến an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, tôn giáo, dân tộc, an ninh nông thôn. Phối hợp với lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
  • Chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
  • Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoạt động đối ngoại ở địa phương theo quy định.
  1. về kinh tế - xã hội:
  • Cho ý kiến về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Huyện ủy để UBND huyện quyết định (theo mức vốn đầu tư, theo quy mô sử dụng đất; có ảnh hưởng, tác động đến quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội, đến quốc phòng, an ninh,... trên địa bàn huyện), phù họp với tình hình thực tế của huyện và từng xã trên địa bàn.
  • Cho ý kiến thống nhất để cấp thẩm quyền quyết định chủ trương:

+ Đầu tư vào các bon, buôn trọng điểm về an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

+ Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn có tổng mức đầu tư từ 10 tỷ đồng đến dưới 45 tỷ đồng ngoài kế hoạch hằng năm.

+ Các dự án nông lâm nghiệp sử dụng quỹ đất từ 20 ha đến dưới 50 ha.

+ Dự án đầu tư ngoài kế hoạch đầu năm bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách huyện, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư có tổng mức đầu tư trên 05 tỷ đồng.

+ Cho ý kiến về việc sử dụng các nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các tổ chức trong nước đầu tư trên địa bàn; nguồn vượt thu dự toán ngân sách, nguồn tăng thu ngân sách địa phương; về việc sử dụng các nguồn hỗ trợ phòng, chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp.

+ về danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào huyện trước khi trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Những công việc được ủy quyền nêu trên, nếu có vấn đề phức tạp, khó khăn, vướng mắc hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thường trực Huyện úy xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy trước khi quyết định./.