• :
  • :
Hướng đến kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (ngày 01/01/2004-01/01/2024) - Đảng bộ và Nhân dân huyện Krông Nô ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

14 học viên đã hoàn thành lớp truyền dạy cồng chiêng M’nông huyện Krông Nô năm 2023, được tổ chức tại Bon Choih, xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông

Ngày 07/7/2023, Phòng Văn hoá và Thông tin phối hợp với UBND xã Đức Xuyên tổ chức bế giảng lớp cồng chiêng M’nông huyện Krông Nô năm 2023 tại Bon Choih, xã Đức Xuyên. Tham dự buổi bế giảng có lãnh đạo Phòng VH&TT, Lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN và các đoàn thể xã Đức Xuyên; các nghệ nhân và học viên.

 

Lớp truyền dạy cồng chiêng M’nông huyện Krông Nô đã góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn, khai thác và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống cộng đồng các dân tộc M’Nông huyện Krông Nô. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) “Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; Chương trình số 27-CTr/TU ngày 24/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII về sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, giai đoạn 2021-2025. Khuyến khích công tác xây dựng các bon, buôn văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch cộng đồng mang đậm bản sắc dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục, tập quán để thu hút khách du lịch, gắn với CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.

Trải qua một thời gian nỗ lực truyền dạy của nghệ nhân, các học viên sẽ được truyền dạy kinh nghiệm về cồng chiêng và diễn tấu cồng chiêng, với các kỹ năng về cầm chiêng, đánh chiêng và cảm âm, ý nghĩa của từng bài chiêng ...Đặc biệt lớp truyền dạy cồng chiêng tại Bon Choih, xã Đức Xuyên đã thu hút 8 học viên tham gia học với độ tuổi dưới 23, chiếm tỉ lệ 57%,  đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc giáo dục thế hệ thanh niên nơi đây tiếp tục kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng. Đồng thời, đưa hoạt động sinh hoạt giao lưu văn hóa cồng chiêng ở địa phương ngày càng phát triển sâu rộng, phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao chất lượng của phong trào văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở địa phương trong các lễ hội của đồng bào.

 

            Cùng với việc sưu tầm, bảo quản, phục dựng các lễ hội văn hóa truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc; các loại hình văn hóa dân gian, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, thì việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ dừng lại trách nhiệm của một ngành, hay một địa phương mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

         Tại buổi bế giảng, lãnh đạo xã Đức Xuyên mong muốn các học viên sẽ phát huy được tinh thần ham học hỏi, phát huy và lan toả tình yêu đặc biệt với di sản văn hóa dân tộc bằng chính sự tận tâm lòng nhiệt huyết của họ, tiếp tục gìn giữ văn hóa của dân tộc mình để bản sắc văn hóa dân tộc mình không bị mai một, thất truyền. Đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục mở thêm các lớp học tiếp theo trên địa bàn xã./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hệ Thống Công Vụ
Thông báo
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 12
Hôm nay : 996
Năm 2023 : 908.123
Website huyện