A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐOÀN CÔNG TÁC HUYỆN UỶ, HĐND-UBND HUYỆN KRÔNG NÔ THĂM, LÀM VIỆC VÀ DỰ LỄ KỶ NIỆM 420 NĂM DANH XƯNG DUY XUYÊN TẠI HUYỆN DUY XUYÊN, TỈNH QUẢNG NAM

 

 

Sáng ngày 19/8/2024, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Huyện Krông Nô do đồng chí Ngô Xuân Hà, PBT Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Krông Nô làm trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc và dự lễ kỷ niện 420 năm danh xưng Duy Xuyên tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

            Ảnh: Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo 2 huyện Krông Nô và Duy Xuyên đã trao đổi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của 2 địa phương và định hướng những năm tiếp theo. Huyện Krông Nô có 12 xã, thị trấn, dân số trên 83.000 người; có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 01 thị trấn, 11 xã với 93 thôn bon, buôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 24 thành phần dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 38,2%. Hai dân tộc thiểu số cư trú lâu đời trên địa bàn huyện là dân tộc Ê Đê Bih và M’Mông Prech với tổng dân số hơn 7 nghìn người sinh sống tại 22 bon, buôn thuộc địa bàn các xã, thị trấn đời sống kinh tế người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, xã Đức Xuyên của huyện Krông Nô có đến 95% dân số là người quê gốc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Ảnh: Đ/c Ngô Xuân Hà - PBT Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Krông Nô trao đổi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Krông Nô.

Huyện Duy Xuyên nổi tiếng với di sản thế giới - Thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm. Ngoài ra, Duy Xuyên còn có kinh thành Trà Kiệu, có thủy điện Duy Sơn, đập Vĩnh Trinh. Nhân dân Duy Xuyên có truyền thống đấu tranh từ lâu đời gắn liền với quá trình khai hoang phục hóa phát triển sản xuất. Từ vùng đất ven sông Thu Bồn, trải qua hàng ngàn năm với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, con người Duy Xuyên từ đời này sang đời khác với tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại những âm mưu hủy diệt của quân thù để bồi dựng nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, kiến lập nên cuộc sống phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa riêng trong nền văn hóa dân tộc, nên những cảnh quan đẹp đẽ và những di tích kỳ vĩ của con người.

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Quang Mạnh- PBT Thường trực Huyện uỷ Duy Xuyên trao đổi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Duy Xuyên.

Duy Xuyên nổi tiếng đất Quảng là miền đất học, với ngôi trường mang bút danh nhà chí sĩ yêu nước phan bội châu, trường THPT SÀO NAM, ngôi trường vừa được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động, một cái nôi của nhân tài đất Quảng, trường đứng đầu tỉnh về chất lượng giáo dục với 50% học sinh xếp loại học lục khá giỏi, tỉ lệ đỗ vào các trường đại học và cao đẳng trên cả nước khoảng 80%/năm, nhiều thí sinh của trường còn là thủ khoa của các trường đại học cao đẳng trong các kì tuyển sinh.

Kinh tế từ xưa đến nay chủ yếu là nền nông nghiệp lúa nước với 70% sống bằng nghề nông còn lại làm nghề buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, ngư nghiệp và viên chức nhà nước. Đặc biệt do có diện tích lớn bãi bồi ven sông nên nghề trồng dâu nuôi tằm được hình thành rất sớm và đã có lúc thực sự hưng thịnh gắn liền với nghề ươm tơ dệt lụa một thời lừng lẫy với mỹ danh: “Duy Xuyên tơ lụa mỹ miều”

Sau buổi làm việc, đoàn công tác huyện Krông Nô sẽ đi thăm một số điểm di sản, di tích, thắng cảnh, tham quan Khu di tích văn hóa thế giới Mỹ Sơn… của Duy Xuyên. Sau đó dự Lễ kỷ niệm kỷ niệm 420 năm danh xưng Duy Xuyên( 1604-2024) vào ngày 20/8/2024.


Tác giả: Trần Thanh Tuyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 802
Năm 2024 : 692.145
Website huyện