Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện

  1. Lãnh đạo quán triệt và cụ thể hóa các chú trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu đảng bộ huyện, các chủ trương, nghị quyết của cấp trên. Quyết định chương trình làm việc và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa; quy chế làm việc của Huyện úy, Ban Thường vụ Huyện ủy và ủy ban kiểm tra (ƯBKT) Huyện ủy.
  2. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, của Trung ương và nghị quyết của Huyện ủy. Căn cứ nội dung, tính chất của từng lĩnh vực, Huyện ủy ra nghị quyết hoặc kết luận đe lãnh đạo. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các chương trình, đề án, dự án trọng điểm. Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm các chủ trương, mô hình mới theo chỉ đạo cũa cấp trên.
  3. Định hướng hoặc quyết định theo thẩm quyền những vấn đề về xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.
  1. Lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận; đấu tranh với các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng.
  2. Lãnh đạo thực hiện các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp.
  3. Căn cứ định hướng của Tỉnh ủy, của Trung ương, xác định phương hướng chỉ đạo Đại hội đảng bộ các cấp tại địa phương; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ cấp huyện, hội nghị giữa nhiệm kỳ (nếu có); thông qua dự thảo các vãn kiện trình Đại hội; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự bầu vào Ban Chấp hành, Ban thường vụ, ủy ban kiểm tra, Chú nhiệm ủy ban kiểm tra Huyện ủy và các chức danh lãnh đạo chủ chốt Huyện ủy khóa IX, nhiệm kỳ 2025-2030.
  4. Lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị, bảo đảm đúng nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Tỉnh ủy và của Trung ương.
  • Chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Trung ương và của Tỉnh ủy về cán bộ và công tác cán bộ của huyện.
  • Giới thiệu đề nghị Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh úy cho ý kiến đối với nhân sự ứng cử các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Huyện úy, Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, ƯBND huyện; nhân sự bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ và ủy viên UBKT Huyện úy.
  • Căn cứ quy định của Trung ương và của Tỉnh ủy, quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên ƯBKT Huyện ủy.
  • Bầu ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy;bầu ủy viên ƯBKT, Chủ nhiệm ƯBKT Huyện ủy.
  • Giới thiệu nhân sự ứng cử hoặc người được đề nghị chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện.
  • Giới thiệu chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện để HĐND huyện bầu; tham gia ý kiến về nhân sự Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch ƯBND huyện trước khi Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định giới thiệu để HĐND huyện bầu.

- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của huyện.

đ) Thực hiện tự phê bình và phê bình, chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định. Cho ý kiến về kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hàng năm của Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy. Lãnh đạo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay.

  1. Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và xem xét thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên theo thẩm quyền; việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tố chức đảng, đảng viên, vấn đề đảng tịch theo Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương.
  1. Lãnh đạo việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách và giải thể các ban của Huyện ủy, các tố chức cơ sở đảng trực thuộc, ủy quyền cho Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách và giải thể các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (trừ Đảng bộ xã, thị trấn, quân sự, công an).
  1. Lãnh đạo chính quyền địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo việc định hướng đối với những vấn đề đặc biệt quan trọng do HĐND huyện quyết định. Lãnh đạo việc triển khai, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của các ngành, lĩnh vực của huyện tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; lãnh đạo xây dựng Quy hoạch sử dụng đất của huyện. Cho chủ trương những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh, các chương trình, dự án trọng điểm về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh...; chủ trương đầu tư các dự án đặc biệt quan trọng trên địa bàn. Cho ý kiến về quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính hoặc thành lập, sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật. Xem xét cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm của huyện; định hướng phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 01 năm; đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
  2. Lãnh đạo công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện của nhân dân.
  3. Quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, tài sản của Đảng bộ; xem xét, cho ý kiến về công tác tài chính đảng hằng năm và cuối nhiệm kỳ.
  4. Xem xét, cho ý kiến về những công việc Ban Thường vụ Huyện úy đã giải quyết giữa hai kỳ hội nghị Huyện ủy; quyết định nhũng vấn đề quan trọng do Ban Thường vụ Huyện ủy trình.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tỉnh ủy giao.