UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo tăng cường công tác phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
Công viên địa chất Đắk Nông được thành lập vào năm 2015 với diện tích 4.760km2, ranh giới trải dài trên 06 huyện, thành phố là: Krông Nô, Cư Jut, Đăk Mil, Đăk Song, Đăk G’long và Gia Nghĩa. Với những giá trị di sản đặc sắc mang tầm quốc tế, Công viên địa chất Đắk Nông đã được Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào tháng 7/2020.
Là một danh hiệu cao quý của UNESCO, Công viên địa chất chứa đựng, liên kết trong mình các giá trị di sản: địa chất, văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, cảnh quan, đa dạng sinh học… Bên cạnh mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản; nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và giá trị của ngành khoa học Trái Đất, giáo dục lòng yêu thiên nhiên và trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và khai thác bền vững các loại hình di sản, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO còn đề ra một mục tiêu rất rõ ràng là nâng cao đời sống cộng đồng, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển một cách bền vững, thông qua hoạt động du lịch.
Ảnh: Núi lửa Nâm Kar- xã Quảng Phú, huyện Krông Nô là một trong số năm núi lửa đẹp và độc đáo của CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.
Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp Nhân dân hiểu biết về giá trị của các di sản địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, từ đó tạo sự chuyển biến trong hành động của các đối tượng cùng thực hiện có trách nhiệm, tự giác, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nói chung và huyện Krông Nô nói riêng phục vụ cho phát triển du lịch, kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư.
Hệ thống hang động núi lửa là một điểm nhấn quan trọng tạo đà phát triển cho du lịch Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông và ngành du lịch tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Krông Nô nói riêng – Ảnh: Takeshi Murase
UBND huyện Krông Nô chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường Phổ biến, tuyên truyền các giá trị di sản của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nói chung và huyện Krông Nô nói riêng đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân viên trong đơn vị. Qua đó cùng thực hiện có trách nhiệm, tự giác, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản của Công viên địa chất; kêu gọi thu hút đầu tư nhằm xây dựng, phát huy các giá trị của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nói chung và huyện Krông Nô nói riêng.
Hang C8- Núi lửa Nâm Blang, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô
Với định hướng trở thành “Xứ sở của những Âm điệu”, Công viên địa chất Đắk Nông đã thiết kế ba tuyến du lịch mang đậm chất nhạc (1)- Trường ca của Lửa và Nước, (2)-Bản giao hưởng của Làn gió mới; (3)- Âm thanh từ Trái đất nhằm kết nối, làm tăng giá trị các điểm di sản và tạo ra nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách trên hành trình khám phá CVĐCTC UNESCO Đắk Nông.
Nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản, giáo dục lòng yêu thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống là một trong 3 mục tiêu hướng đến của một Công viên địa chất toàn cầu, việc nâng cao nhận thức về di sản, giáo dục lòng yêu thiên nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng địa phương luôn được CVĐCTC UNESCO Đắk Nông và huyện Krông Nô chú trọng thực hiện. Xin giới thiệu một số ấn phẩm giới thiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông do BQL Công viên địa chất Đắk Nông xuất bản.
- Fanpage: https://www.facebook.com/DaknongUGGp.
- Website: https://daknonggeopark.com/