A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm A/H1pdm

Trước diễn biến vi rút gây bệnh cúm A/H1pdm lây lan nhanh ở tỉnh Bình Định và đã có 4 ca tử vong, UBND huyện có chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm A/H1pdm tại Công văn số 2855/UBND-YT, ngày 16/12/2024.

Bệnh cúm mùa do chủng cúm A/H1pdm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua hắt hơi, ho khạc và tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật bị nhiễm vi rút, sau đó làm lây nhiễm qua đường mũi họng.

 

Zalo

Tính đến ngày 20/11/2024, theo Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, toàn tỉnh Bình Định đã ghi nhận 842 trường hợp mắc bệnh cúm và giám sát 22 trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút, kết quả xét nghiệm có 09 trường hợp dương tính với cúm A/H1pdm có địa chỉ tại Quy Nhơn (04 trường hợp), Phù Mỹ (03 trường hợp), An Nhơn (01 trường hợp) và Vĩnh Thạnh (01 trường hợp). Trong đó ghi nhận 04 trường hợp tử vong tại Phù Mỹ (03 trường hợp) và Vĩnh Thạnh (01 trường hợp). Ca bệnh mắc Cúm A/H1pdm, chuyển nặng, tử vong có dấu hiệu tăng nhanh trong hai tuần gần đây.

Tại tỉnh Đắk Nông ghi nhận 111 trường hợp mắc bệnh Cúm; trong đó, huyện Đắk R’Lấp (93 trường hợp), huyện Cư Jút (18 trường hợp) và chưa ghi nhận trường hợp mắc Cúm A/H1pdm. Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan bùng phát rất cao. Để chủ động phòng tránh bệnh, UBND huyện xin cung cấp tới Công dân trên địa bàn huyện một số thông tin về bệnh cúm mùa như sau:

1. Bệnh cúm mùa là gì?

Bệnh cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chuẩn vi rút cúm gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…., bệnh có diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng, có khả năng gây thành đại dịch và biến chứng hô hấp có thể gây tử vong.

2. Cơ chế lây bệnh

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch tiết khi hắt hơi, sổ mũi trong thời gian từ 1 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.

Zalo

3. Dấu hiệu của bệnh cúm mùa là gì?

– Sốt (trên 38 độ) kéo dài 2-3 ngày;

– Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi;

– Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi;

– Ho (ho khan hoặc ho có đờm);

– Đau họng và sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau tai, ngứa và khô cổ họng, ho.

– Ăn không ngon, mệt mỏi.

– Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm. khan giọng, nói như nghẹt mũi.

– Trường hợp nặng: bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm A/H1N1 có triệu chứng như bệnh cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán chính xác bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm

4. Các biện pháp khác để phòng ngừa cúm:

– Tiêm phòng vắc xin là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm.

– Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

– Nên tránh không gần người đang bị cảm cúm nhất là trong 3 ngày đầu vì lúc đó siêu virut dễ truyền nhiễm nhiều nhất.

– Phải uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: kem, đá, nước lạnh.

– Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.

– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

– Vứt bỏ khăn giấy đúng cách sau khi sử dụng.

– Ở nhà khi cảm thấy không khỏe.

– Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng.

– Uống nhiều sinh tố C được chứng minh là dùng để trị cảm cúm hay phòng ngừa cảm cúm

– Tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, rau củ quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất vừa giúp phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

5. Làm gì khi mắc cảm cúm?

Nếu bản thân có các dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm như trên thì cần hạn chế tiếp xúc với mọi người, đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm, liên hệ với cán bộ y tế của nhà trường hoặc cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Đồng thời cũng nên phòng tránh truyền nhiễm bệnh sang người khác, bằng cách:

– Không tự ý sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu

– Không khạc nhổ bừa bãi.

– Khi ho hay hắt xì nên lấy khăn giấy che mũi, che miệng

– Rửa tay sau khi ho hay hắt xì

– Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ, mở cửa phòng học cho thoáng, nhiều ánh sáng…

– Vệ sinh môi trường thông thoáng, không vứt rác tùy tiện…

Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

Hiện nay đã có một số loại vắc xin phòng bệnh cúm.Tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm. Các vắc xin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. Vắc xin phòng bệnh cúm được phép chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được cho cả thai phụ. Người dân, phu huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở Y tế để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh cúm.

 


Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 698
Năm 2024 : 717.836
Website huyện